Xem thêm
image banner
Nội quy - Chính sách
Xem thêm
Chính phủ điện tử
Xem thêm
Thống kê
  • Đang online: 0
  • Trong ngày: 1
  • Tất cả: 0
BIỆN PHÁP XÂY DỰNG LỚP HỌC HẠNH PHÚC CHO TRẺ 24-36 THÁNG TUỔI TẠI TRƯỜNG MẦM NON SƠN THỦY, HUYỆN THANH THUỶ, TỈNH PHÚ THỌ

Hầu hết các bậc làm cha, làm mẹ đều mong muốn con mình sinh ra luôn được hạnh phúc, được chăm sóc bằng tình yêu thương của cha mẹ và thầy cô... Nhưng làm thế nào để trẻ được hạnh phúc trong cuộc sống hiện đại khi các con đang bị ảnh hưởng bởi thế giới công nghệ 4.0, tiếp cận với máy tính, ti vi, điện thoại quá sớm khiến trẻ ngày càng trở nên thụ động hơn. Không những thế cùng với sự bận rộn, bộn bề công việc, cha mẹ luôn áp đặt suy nghĩ, những mong muốn của mình vào con trẻ, luôn bắt trẻ làm theo những gì cha mẹ cho rằng điều đó là đúng, điều đó sẽ tốt cho con mà không biết con có thích hay không, có phù hợp với con hay không, vô tình khiến trẻ ngày càng trở nên thụ động, luôn phụ thuộc vào người lớn và mất tự tin, luôn sợ sai, không dám bứt phá.

Trong đời sống hiện nay, chúng ta cũng không khó khi bắt gặp các bạn nhỏ nhút nhát, rụt rè, không dám thể hiện bản thân trong trường, lớp học. Làm thế nào để nuôi dưỡng niềm hạnh phúc cho trẻ trong hoạt động học tập và vui chơi, làm thế nào để lớp học sẽ là nơi mà trẻ luôn tự tin, được tự do, sáng tạo, khám phá, được bộc lộ tính cách của bản thân và làm chủ mọi hoạt động, được yêu thương, hạnh phúc trong chính trường, lớp học của mình. Để lấp đầy những mong muốn “trọn vẹn hạnh phúc” đó, giáo viên cần thật sự quan tâm xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ.

Tại Trường Mầm non Sơn Thủy  mặc dù giáo viên đã tích cực thực hiện xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ nhưng hiệu quả đạt được chưa cao như mong muốn. Nguyên nhân do trẻ chưa chủ động, chưa tự lập mà còn phụ thuộc nhiều vào bố mẹ. Sự gắn kết và hợp tác với cô còn chưa cao bởi trẻ mới đi học còn lạ với bạn, với cô. Trẻ tham gia vào các hoạt động chưa tích cực, kĩ năng trải nghiệm còn hạn chế, trẻ chưa tự tin thể hiện cảm xúc với mọi người. Một số gia đình cha mẹ quá bao bọc, nuông chiều trẻ, nên trẻ có thói quen ỷ nại, không chủ động, thiếu tự tin, tự lập hay ích kỷ và không hòa đồng với mọi người xung quanh. Một số trẻ chưa biết đoàn kết với bạn khi chơi còn hiếu động, trẻ cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều. 

Trước tình hình thực tế giáo viên nhận thấy tầm quan trọng của việc giúp trẻ mạnh dạn, tự tin, mỗi ngày đều tràn đầy năng lượng tích cực, hạnh phúc khi đến trường. Chính vì vậy giáo viên đã đưa ra một số Biện pháp xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ 24 - 36 tháng tuổi như sau: 

Biện pháp 1: Tạo không khí thoải mái, vui tươi ngay khi trẻ đến trường, lớp.

Để xây dựng thành công lớp học hạnh phúc thì điều quan trọng nhất là bản thân tôi sẽ luôn là một giáo viên hạnh phúc để truyền năng lượng tích cực đến từng cá nhân trẻ. Vì vậy, tôi luôn khơi gợi và truyền cảm hứng cho trẻ vào mỗi buổi sáng khi trẻ đến lớp bằng màn chào hỏi vô cùng thú vị đó là khi cô và trẻ cùng cúi đầu chào nhau thì trẻ sẽ lựa chọn một hình thức chào hỏi mà trẻ yêu thích. Đó là chọn những biểu tượng thể hiện các hình thức chào hỏi mà cô dán ngoài cửa lớp.

Ví dụ: Khi trẻ chọn biểu tượng trái tim thì cô và trẻ thể hiện tình yêu bằng cái ôm hoặc khi trẻ chọn hình nốt nhạc thì cô và trẻ cùng làm động tác nhảy múa vui vẻ, trẻ cũng có thể chọn hình bàn tay thì khi đó hai cô trò sẽ đập tay vào nhau và chào cô, chào con. Với những cử chỉ gần gũi, yêu thương tôi luôn trao cho trẻ những nụ cười tươi tắn những cái ôm thể hiện sự ấm áp mà cô đem lại cho trẻ khi ở trường.

Bên cạnh đó cô giáo đã thường xuyên thay đổi các hình thức chào hỏi khác nhau, cho trẻ chơi các trò chơi vui nhộn tạo bầu không khí mới mẻ, ấm cúng, thoải mái, gần gũi bên trẻ giúp trẻ luôn cảm nhận được sự an toàn và hạnh phúc mỗi ngày đến trường

Qua các hành động chào hỏi vào buổi sáng và các hình thức chào hỏi  khi đến lớp trẻ sẽ vui vẻ, hứng thú, tự tin chủ động tham gia vào các hoạt động để sẵn sàng cho một ngày học tập thật phấn khởi. Trẻ tích cực đi học, muốn được đến lớp cùng cô và các bạn.

Biện pháp 2: Xây dựng môi trường đẹp, an toàn, thân thiện.

Để giúp trẻ có được môi trường học tập và vui chơi đẹp an toàn, thân thiện. Bản thân tôi luôn tìm tòi và học hỏi những phương pháp mới để xây dựng một môi trường đẹp, an toàn, gần gũi, luôn kích thích tính tò mò, ham hiểu biết của trẻ theo phương pháp giáo dục STEAM. Tôi đã trang trí lớp theo hướng mở, trưng bày, sắp xếp không gian, các góc hoạt động với trẻ từ các nguyên vật liệu gần gũi, an toàn, sẵn có tại địa phương.

Tôi tích cực làm đồ dùng, đồ chơi phong phú đa dạng, dễ dàng thay đổi đáp ứng nhu cầu, hứng thú vui chơi của trẻ. Tôi luôn đồng hành cùng trẻ tham gia các hoạt động để trẻ không lo sợ, nhút nhát và giúp trẻ sôi nổi hơn khi chơi.

Đặc biệt, tôi luôn lưu tâm vệ sinh môi trường bên trong và bên ngoài lớp học, thường xuyên kiểm tra các đồ dùng đồ chơi đã hư hỏng hoặc kém chất lượng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Bên cạnh đó tôi không quên xây dựng môi trường tâm lý giúp trẻ thực sự yên tâm, hạnh phúc khi ở bên cô, sẵn sàng chia sẻ niềm hạnh phúc đó với bạn bè. Từ việc tạo môi trường an toàn, gần gũi, thân thiện luôn kích thích tư duy sáng tạo giúp các hoạt động của trẻ sẽ trở nên thú vị và đầy ắp tiếng cười .

           Biện pháp 3: Tổ chức các hoạt động vui chơi, trải nghiệm, thu hút trẻ tham gia.

Tôi đã áp dụng phương pháp: Học mà chơi qua thực hành, trải nghiệm,  nghiên cứu lồng ghép qua trò để đưa vào các hoạt động. Cho trẻ khám phá tiếp xúc với các đồ dùng đồ chơi tự nhiên, an toàn gần gũi với trẻ từ những nguyên vật liệu sẵn có dễ tìm kiếm tại địa phương. Trẻ sẽ được làm quen và tiếp xúc nhiều hơn với những trải nghiệm xung quanh trẻ hằng ngày. Ngoài ra khi được hoạt động các góc chơi ngoài lớp học, chơi các trò chơi dân gian, ca múa hát tập thể theo hướng hiện đại trẻ rất hứng thú thể hiện được năng lực của bản thân.

           Từ những hoạt động đó giúp trẻ vui vẻ, hạnh phúc, tự tin khi đến lớp và hứng thú hòa đồng, đoàn kết, hợp tác với bạn trong lớp.

* Ví dụ: Cô cho trẻ xếp hình từ hột hạt, cánh hoa, lá cây... để tạo thành bức tranh theo ý thích của trẻ.

Vì thế, nhiệm vụ của giáo viên không chỉ đơn giản là lên lớp với những bài giảng theo kế hoạch và chuẩn bị những đồ dùng, những góc chơi trong và ngoài lớp học, mà mỗi khi đến lớp cô giáo cần xây dựng lớp học trở thành một nơi an toàn, thân thiện, bình đẳng, giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, trẻ học được nhiều điều hay, lẽ phải.

Biện pháp 4: Yêu thương, tôn trọng đối xử công bằng với trẻ.

Hạnh phúc đối với trẻ chỉ đơn giản là được yêu thương và tôn trọng, được đối xử công bằng. Trẻ được sinh ra trong vòng tay của mẹ, đến trường trong vòng tay của cô, tôi luôn dành cho trẻ những cử chỉ, hành động, lời nói tràn đầy yêu thương. Tôi đã áp dụng phương pháp 8 giây cho cái ôm hạnh phúc.

         Cách làm của phương pháp này là tôi sẽ dành cho trẻ 1 cái ôm dài 8 giây thật chặt khi trẻ hoàn thành nhiệm vụ mà cô giao, hay khi trẻ biết quan tâm biết yêu thương chia sẻ, đoàn kết, giúp đỡ bạn bè. Khi ôm trẻ tôi sẽ nói với trẻ rằng: “Cô cảm ơn con vì con đã giúp đỡ cô. Con đã làm rất tốt hãy cố gắng phát huy ở những lần sau nhé!”. Đặc biệt, tôi quan tâm đến việc giáo dục trẻ có kỹ năng biết quan tâm, chia sẻ, giúp đỡ bạn bè nhằm thực hiện tốt phương châm; “Biết cho đi yêu thương để nhận lại yêu thương”.

Tôi luôn nhẹ nhàng trò chuyện với trẻ để trẻ có thể hiểu và sẽ lựa chọn được hoạt động đúng đắn của mình. Luôn quan tâm đến những trẻ có cá tính của trẻ và dạy trẻ tôn trọng giá trị khác biệt của người khác, thiết kế các hoạt động sao cho phù hợp với từng cá nhân và sự nhận thức của trẻ.

          Là giáo viên Mầm non chúng ta hãy chấp nhận, đồng cảm, yêu thương để động viên khích lệ trẻ, giúp trẻ tự tin khám phá chính bản thân mình và cùng phối hợp với các bạn để thực hiện tốt nhiệm vụ. Tôi đã giáo dục trẻ bằng cả trái tim, tôn trọng, lắng nghe, biết kiểm soát những cảm xúc để tham gia các hoạt động cùng trẻ, tôi luôn trao cho trẻ những nụ cười, niềm vui khi bên trẻ.

Biện pháp 5: Phối kết hợp với phụ huynh học sinh để xây dựng lớp học hạnh phúc.

Để xây dựng thành công lớp học hạnh phúc là một yếu tố vô cùng quan trọng và không thể thiếu đó là sự phối hợp chặt chẽ giữa giáo viên với phụ huynh học sinh. Tôi đã phối hợp cùng phụ huynh để thực hiện chuyên đề: “Xây dựng lớp học hạnh phúc, lấy trẻ làm trung tâm” để tạo ra không khí vui vẻ hạnh phúc ngay cả khi trẻ ở nhà và khi đến trường.

Tôi đã tạo sự kết nối giữa nhà trường với phụ huynh thông qua một số hình thức như: Trao đổi thông tin giữa phụ huynh qua góc tuyên truyền của lớp và lập zalo nhóm lớp để gửi video, hình ảnh các giờ học hạnh phúc, các hoạt động ngoại khóa tại trường lớp tới cha mẹ trẻ. Luôn vận động phụ huynh hưởng ứng tham gia cùng trẻ trong những ngày lễ hội, những hoạt động trải nghiệm của trẻ để từ đó phụ huynh sẽ yên tâm hơn khi con học và chơi ở trường ở lớp.

Bên cạnh đó tôi cũng thường xuyên trao đổi trực tiếp với phụ huynh qua các giờ đón trả trẻ để thấu hiểu tính cách, sở thích cũng như những đặc tính riêng của trẻ để gắn kết giữa phụ huynh với giáo viên, giáo viên với học sinh.

Thông qua việc phối hợp với phụ huynh giúp cho bản thân tôi và đồng nghiệp dễ dàng xây dựng lớp học hạnh phúc trong quá trình chăm sóc giáo dục trẻ, bên cạnh đó còn lan tỏa đến phụ huynh và toàn xã hội hiểu biết sâu hơn về giáo dục mầm non.

Sau khi áp dụng các biện pháp tại nhóm trẻ B: 24- 36 tháng tuổi : 

- Trẻ khỏe mạnh, cởi mở hơn trong giao tiếp với mọi người. Trẻ hạnh phúc, thích đi học và đi học đều qua bảng số liệu kết quả sau khi áp dụng các biện pháp hầu hết các tiêu chí đánh giá đã tăng lên rõ ràng: Tiêu chí 1 đã tăng từ 32% lên 88%, tiêu chí 2 tăng từ 36% lên 92%, tiêu chí 3 tăng từ 40% lên 92%.

Khơi gợi được tình yêu, hứng thú, sự tự tin của trẻ khi tới lớp. Tôi đã có thêm kĩ năng và kinh nghiệm trong việc xây dựng lớp học hạnh phúc cho trẻ phát huy khả năng sáng tạo trong giảng dạy.

Phụ huynh đã quan tâm đến con và dành thời gian thấu hiểu đồng hành cùng con cả khi ở nhà cũng như khi con đến trường, luôn ủng hộ mọi hoạt động tại trường, lớp con. 

Video Clips
Lịch sự kiện
Calendar
Title and navigation
Title and navigation
<<<Tháng Năm 2025><<
Tháng Năm 2025
 HBTNSBC
182829301234
19567891011
2012131415161718
2119202122232425
222627282930311
232345678
Lịch công tác tuần